icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí

  • 07:41 | Thứ Năm, 02/05/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Các nhà khoa học Nhật Bản đã xác nhận sự hiện diện của vi nhựa trong bầu khí quyển, trong mây, do đó rất có thể chúng sẽ được hấp thụ vào cơ thể người thông qua đường thở, từ đó xâm nhập vào mạch máu.
Mây bao phủ bầu trời ở eo biển Kurushima, ngoài khơi thành phố Imabari, tỉnh Ehime (Nhật Bản). (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Mây bao phủ bầu trời ở eo biển Kurushima, ngoài khơi thành phố Imabari, tỉnh Ehime (Nhật Bản). (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn.
 
Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
 
Trong các nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Nhật Bản đã xác nhận sự hiện diện của vi nhựa trong bầu khí quyển, trong mây, trong tuyết, do đó rất có thể chúng sẽ được hấp thụ vào cơ thể người thông qua đường thở, từ đó xâm nhập vào mạch máu.
 
Hạt vi nhựa có kích thước dưới 5mm, được sản sinh ra khi rác thải nhựa phân hủy dưới tia cực tím và các tác động tự nhiên như sóng và gió.
 
Vi nhựa được coi là mang tính hóa học có hại cho các sinh vật, vì sau khi xâm nhập chúng sẽ giải phóng ra các hóa chất có thể xuất hiện trong các chuỗi thức ăn của con người thông qua các loại cá hoặc động vật có vỏ, gây tổn hại cả hệ sinh thái tự nhiên và con người.
 
Qua những quan sát thực tế được tiến hành trong giai đoạn 2021-2022, Giáo sư Hirochi Okochi thuộc Đại học Waseda của Nhật Bản lần đầu tiên chứng minh được rằng vi nhựa có trong nước thu được trực tiếp từ mây tại ba địa điểm, trong đó có đỉnh núi Phú Sĩ.
 
Do quá trình phân hủy bởi tia cực tím, các vật chất trong không khí trở nên chống bám nước, vì thế sẽ tồn tại dưới dạng nguyên tử cô đặc trong nước và băng thu được từ mây.
 
Vi nhựa cũng phát thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình phân hủy dưới tia UV.
 
Theo các nhà nghiên cứu, vi nhựa có thể đẩy nhanh quá trình hình thành mây, khiến cho tia Mặt Trời khó tiếp cận bề mặt Trái Đất, từ đó can thiệp vào các mô hình mang tính dự báo về tình trạng ấm lên toàn cầu.
 
Trong khi đó, Phó Giáo sư Hiroshi Ono thuộc Học viện Kỹ thuật Kitami ở Hokkaido đã phát hiện hạt vi nhựa trong tuyết. Đây là kết quả phân tích tuyết thu được từ chín địa điểm ở Hokkaido trong giai đoạn 2021-2023.
 
Ở những khu vực hẻo lánh, đa số vi nhựa tìm thấy có kích thước dưới 0,06mm, tương đối nhỏ, thuộc dạng polyethylene vốn được dùng trong các hộp đựng bằng nhựa.
 
Ở khu vực thành thị, các hạt vi nhựa tìm thấy chủ yếu có kích thước tương đối lớn, là nhựa cao su tổng hợp và được cho là từ những nguồn như lốp xe.
 
Theo Giáo sư Okocho, vi nhựa trong khí quyển có kích thước dưới 0,1mm, nhỏ hơn so với vi nhựa trong đại dương, tuy nhiên chúng phân hủy nhanh hơn do tiếp xúc với các tia UV mạnh.
 
Đối với sức khỏe con người, những hạt vi nhựa được hấp thụ vào cơ thể người chủ yếu tích tụ ở phổi, sau đó những hạt mịn hơn có thể đi khắp cơ thể qua đường máu.
 
Tuy nhiên rất khó loại bỏ những hạt này như các loại nhựa được hấp thu qua thực phẩm và đồ uống nhiễm nhựa.
 
Nghiên cứu đầu tiên về vi nhựa trong không khí được đưa ra năm 2016, nhưng từ đó đến nay không có nhiều tiến triển trong việc xác định mức độ trầm trọng của vấn đề do lĩnh vực nghiên cứu này còn tương đối mới và không có các phương pháp chuẩn.
 
Giáo sư Okochi cho biết vẫn còn nhiều điều cần làm rõ để xác định những ảnh hưởng về sức khỏe từ vi nhựa trong không khí cũng như cách thức đối phó với nguy cơ này.
Theo (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét

Loài muỗi có tên khoa học là Anopheles Coluzzii này chứa virus có độc lực cao, có thể sống trong các điều kiện cực kỳ khô cằn và phát triển mạnh ở cả môi trường nông thôn lẫn thành thị.

Tuyên Hóa: Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

(QBĐT) - Tuy gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực song huyện Tuyên Hóa đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chuyển đổi số. 

NASA tìm thấy dấu vết khí metan gần miệng núi lửa trên sao Hoả

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã xác định một loại khí được tạo ra bởi các sinh vật sống ở Trái Đất trên sao Hỏa. Đây có thể là bằng chứng cho thấy sự sống tồn tại trên "hành tinh đỏ".